Kiểm tra hệ thống chống sét
  • 01-12-2016

Sét là một hiện tượng thiên nhiên, được hình thành bởi sự tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang điện tích trái dấu. Sét có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối tượng hoặc vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành nên sét.

Ngoài ra, sét còn có khả năng phát ra tia lửa và dòng điện đủ mạnh gây chết người hoặc bị thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư hại tài sản... Đó là nguyên nhân tại sao chúng ta phải lắp đặt và kiểm định hệ thống chống sét.

Chúng ta nên kiểm định hệ thống chống sét, đo điện trở tiếp địa sau khi lắp đặt, cải tạo, sửa chữa hoặc định kỳ hàng năm trước mùa mưa bão. Quy trình kiểm định hệ thống chống sét được áp dụng theo tiêu chuẩn, quy định về kiểm định chống sét TCVN 9385:2012 và các quy định có liên quan về sét và cách phòng chống. Nếu chọn chu kỳ kiểm định chống sét nhỏ hơn 12 tháng thì sự thay đổi mùa ít làm ảnh hưởng đến trị số đo và đánh giá kết quả.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9385:2012

BS 6651:1999

CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ, KIỂM TRA VÀ BẢO TRÌ HỆ THỐNG

TCVN 9385:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 46:2007 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9385:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ TIẾP ĐỊA